Phụ kiện quay phim cơ bản, hữu ích, nên có (P2)

Bộ khung máy ảnh và thiết bị đi kèm

Ngoài những phụ kiện máy ảnh thiết yếu bắt buộc phải có (sắm ngay lúc mua máy mới với bất kỳ người dùng nào) đã được viết trong bài này thì dưới đây tôi đã nghiên cứu, sử dụng và đề xuất với các bạn những phụ kiện, thiết bị khác dành cho mục đích quay phim. Đây là những phụ kiện quay phim nên có, nếu thường xuyên quay phim thì càng cần phải có.

Những phụ kiện phải có khi mua máy mới.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng điều mấu chốt là phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích bạn cần quay phim thể loại gì nữa để chọn lựa cho phù hợp. Và trong phạm vi bài viết này dành cho các bạn dùng máy ảnh để quay phim, không phải điện thoại hay dòng máy quay như GoPro,…

1. Khung gắn máy ảnh – Rig Cage

Khung máy quay phim

Khung máy ảnh được thiết kế để chứa các phụ kiện và thiết đặt bộ đồ nghề làm việc của bạn. Một chiếc khung tốt là một khoản đầu tư và phải linh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không phải lúc nào cũng cần thiết. Nghiêm túc mà nói, bạn có thể có một hệ thống tốt mà không cần khung. Ngay cả máy ảnh không gương lật và DLSR cũng khó khăn. Bạn sẽ nhận được nếu bạn muốn tiết kiệm tiền. Nhưng đối với cá nhân tôi, chỉ riêng việc bảo vệ cho chiếc máy của mình và tiện lợi khi tháo lắp đã rất đáng đồng tiền mình bỏ ra rồi.

Smallrig là cái tên hay được nhắc đến ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hãng như Tilta, Andorer, UUrig,… để bạn có thêm lựa chọn.

2. Pin dự phòng – Battery

Đây sẽ là phụ kiện quay phim mà bạn không thể bỏ qua, bởi vì thời lượng cho bạn sử dụng máy ảnh DSLR hay mirrorless quay video không phải là quá dài, hãy trang bị thêm từ 1 đến 2 pin dự phòng cho chiếc máy ảnh của mình và thêm bộ sạc 2 pin cắm được 2 pin.

Bộ sạc kèm 2 pin của RAVPower

Hay ít nhất là thêm bộ 1 pin + 1 sạc chính hãng (phương án này sẽ đắt hơn phương án trên với bộ sạc đôi kèm 2 pin hàng ngoài, tôi đang sử dụng máy Sony A7 iii). Có thể dùng bộ sạc ngoài để sạc cho pin chính hãng nhưng không biết về lâu dài có ảnh hưởng đến tuổi thọ pin của mình không, thôi cứ dùng đã nếu mình có vậy!

Bộ pin và sạc của Sony

Tránh tình trạng hết pin khi đang quay, và nếu bạn biết bạn sẽ dành nhiều thời gian với máy quay ở 1 địa điểm.

Hãy chuẩn bị cho mình cục sạc dự phòng tối thiểu 10.000mAh kết hợp với pin giả (dummy battery) hay một nguồn AC và dây cáp nối mở rộng.

Sạc dự phòng kết hợp với pin giả (dummy battery)

3. Chân máy – Tripod, cần và lựa chọn phù hợp với nhu cầu

Chân máy là một trong những thiết bị không thể thiếu mà bạn cần trang bị, cho dù bạn là người mới bắt đầu quay phim hay nhà làm phim chuyên nghiệp đều nên sắm cho mình chân máy. Chân máy giúp ổn định hình ảnh cũng như cảnh quay video. Chân máy ảnh thông dụng có giá đỡ nhẹ với ba chân. Chúng thường được làm từ kim loại như nhôm hoặc sợi carbon, và có thể điều chỉnh độ cao.

Và khi mua bạn phải xác định rõ mình mục đích là chụp ảnh hay quay phim nhé. Các chân máy này đều gọi chung là tripod với các loại 3 chân. Phần 3 chân đỡ trông giống nhau nhưng chân đỡ dành cho quay phim có độ chắc chắn, chịu tải và chống rung lắc tốt hơn cho chụp ảnh. Chân máy quay phim video có đầu quay làm cho việc lắc và nghiêng được trơn mượt mà hơn. Có những chân máy cao cấp được trang bị các tính năng khác như: điều khiển kéo, cân đối và các phụ kiện khác giúp đạt được sự ổn định hoàn hảo và tính năng động.

Đừng tìm những đầu dựa trên ma sát rẻ tiền hơn so với đầu dùng chất lỏng (thường là đầu dầu), mặc dù vẫn được gọi chúng là đầu quay video. Thà mua 1 chân máy với đầu dầu đã qua sử dụng hơn là một đầu ma sát mới. Đây là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt cho video của bạn.

Ngoài ra, có loại chân máy chỉ có 1 chân trụ gọi là Monopod. Loại này nhỏ gọn hơn, phù hợp với công việc cần di chuyển nhiều và cũng hơi đặc thù. Do vậy, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại sản phẩm sao cho phù hợp.

Nhìn hình dưới đây bạn sẽ hình dung ra.

Các loại chân máy - tripod

Tất nhiên là những đánh giá trên mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng giữa chân máy cho chụp ảnh và chân máy cho quay phim. Tùy theo nhau cầu của bạn để chọn cho phù hợp.

Một số thương hiệu tripod tốt nhất hiện nay có thể kể đến: Benro, Slik, Manfrotto…

4. Kính lọc – Filter

Filter thường được gắn vào phía trước ống kính nhằm lọc sáng và làm tăng chất lượng hình ảnh. Đơn giản và cần thiết nhất là loại kính lọc tia UV (UV filter) để giúp tấm ảnh, thước quay chân thực nhất và đồng thời bảo vệ mặt ống kính khỏi bị vỡ, xước.

Ngoài ra, có các loại filter tạo hiệu ứng:

– Filter star tạo hiệu ứng ngôi sao khi chụp ảnh vào buổi tối;

– Filter ND giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng hoặc chuyển động mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; – Filter màu dùng để tăng giảm mức độ của màu sắc;

– Filter CPL (kính lọc phân cực) thích hợp chụp ngoài trời, mặt nước hay chụp qua bề mặt gương kính mà không bị bóng in…

Tùy vào nhu cầu để bạn lựa chọn.

5. Micro ngoài – Microphone là phụ kiện quay phim không thể thiếu nếu đòi hỏi chất lượng âm thanh

Micro bên ngoài giúp thu âm thanh từ chủ thể người nói hoặc các khu vực xung quanh. Nó là một phụ kiện quan trọng, ngay cả khi bạn mua một chiếc máy ảnh cao cấp đã có micrô.

Micrô bên ngoài được thiết kế đặc biệt để nhạy hơn và có thể ghi lại nhiều âm thanh. Đặc biệt, nếu bạn định quay video bài học, phỏng vấn, phiêu lưu ngoài trời với bạn bè hoặc bất cứ điều gì khác có âm thanh, bạn cần có micro bên ngoài.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng micro sẵn của máy ảnh nhưng chất lượng cũng không tốt lắm. Cũng giống như đèn LED gắn vào máy ảnh DSLR của bạn, bạn cũng có thể sử dụng micro, có thể được gắn trên đầu thiết bị DSLR. Đây là những mic tương đối nhỏ gọn và kết nối với máy ảnh của bạn bằng một sợi dây nhỏ.

Micro thu âm

Chúng ghi lại âm thanh chất lượng cao và rất lý tưởng nếu bạn muốn quay các sự kiện, cuộc phỏng vấn hay mọi người đang nói chuyện,… Chúng cũng giảm thiểu tiếng ồn xung quanh, thu âm thanh trực tiếp từ chủ thể phía trước.

6. Màn hình ngoài – Monitor là phụ kiện quay phim hữu ích cho người làm nghề

Một thiết bị cần thiết không kém đối với nhà làm phim chuyên nghiệp phải kể đến màn hình. Với những shoot quay quan trọng, bạn cần một màn hình đủ rộng, lên chi tiết rõ ràng để có thể trải nghiệm cảnh quay thực tế, mang đến một cái nhìn hoàn hảo hơn, đặc biệt nhiều màn hình ngày nay còn được tích hợp nhiều tính năng mới như ghi lên đến 4Kp60, hiển thị HDR hay sử dụng LUT tùy chỉnh,…cho nhà làm phim hay Vlogger thoải mái sáng tạo những tác phẩm của mình.

7. Chống rung – Gimbal

Gimbal là một thiết bị có khả năng chống rung cho máy ảnh, máy quay hoặc điện thoại khi di chuyển nhằm đem lại những đoạn video ổn định, mượt mà hơn. Đây được đánh giá là thiết bị hỗ trợ đắc lực nên những cảnh quay mượt mà khi đang chuyển động hoặc tấm hình sắc nét. Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc quay video trên máy ảnh này, có lẽ bạn sẽ quan tâm đến việc mua một em gimbal. Bên cạnh tính năng của từng gimbal, tùy vào trọng lượng của bộ thân máy và ống kính mà chọn loại cho phù hợp.

Chống rung máy ảnh - gimbal

Trên thị trường có một số hãng tên tuổi như DJI, Zhiyun, Feiyu Trên đây là những phụ kiện quan trọng đối với bất cứ ai muốn quay phim khi mới bắt đầu.

Tôi hy vọng bạn sẽ tham khảo được ở bài viết này các phụ kiện máy quay hữu ích cho nhu cầu của mình. Vui lòng cho tôi biết vào nhận xét bên dưới về bất kỳ phụ kiện bổ sung nào bạn thấy hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *