Phụ kiện máy ảnh thiết yếu cho máy ảnh nói chung (sắm ngay cùng máy mới) (P1)

Phụ kiện máy ảnh thiết yếu

Bài viết này đê cập đến các phụ kiện máy ảnh cơ bản, thiết yếu nhất mà tôi đã đặt mua cùng với lúc mua máy mới. Các bạn hãy dành một khoản kinh phí cho nó nhé, không thể thiếu được đâu, với bất kỳ nhu cầu gì.

Xem thêm bài viết: Top 10 máy quay phim tốt nhất 2020

1. Miếng dán bảo vệ màn hình (Screen Protector): phụ kiện máy ảnh nên có

Tôi đã đặt mua miếng dán này màn hình ngay cùng với lúc mua máy mới. Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc va chạm rất dễ gây xước xát máy ảnh và màn hình là phần nên bảo vệ nhất. Nó bảo vệ màn LCD và hoàn toàn không ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng. Nó giống như miếng dán cường lực bảo vệ màn hình điện thoại rất thông dụng mà bạn hay dùng vậy.

Miếng dán bảo vệ màn hình (Screen Protector)

2. Kính bảo vệ lens (UV Filter hay Skylight Filter): phụ kiện máy ảnh phải có

UV Filter đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ống kính khỏi những vết trầy xước không đáng có. Hiện nay, có nhiều loại bộ lọc ống kính với những chức năng khác nhau, gọi chung là Filter.

Lens Filter

Phổ biến nhất là kính lọc UV được sử dụng để chặn tia cực tím, hạn chế các vấn đề về màu sắc và sương mù khi chụp các đối tượng ở xa trong ánh sáng ban ngày. Loại kính lọc khác như skylight cung cấp màu sắc tự nhiên. Tất cả những kính lọc này được sản xuất đều nhằm mục đích mang lại chất lượng hình ảnh cao nhất.

UV filter - kính tọc uv

Filter hay bộ lọc ống kính máy ảnh được gắn ở đầu ống kính (phần cuối hướng về phía đối tượng) và bạn cần biết chính xác thông số đường kính lens để mua đúng kích thước, đơn giản thôi.

Ngoài ra, còn nhiều loại kính lọc khác để điều chỉnh màu sắc hình ảnh theo mục đích của người chụp, phần này sẽ được bàn trong bài viết riêng.

3. Dụng cụ vệ sinh máy ảnh: phụ kiện máy cần có

Bóng thổi bụi (Rocket Air Blaster) thực sự cũng là một món đồ bắt buộc có trong đống đồ nghề của bạn, nếu bạn chưa có thì hãy sở hữu ngay một chiếc, nó quá rẻ và vô cùng cần thiết. Nó giúp thổi bụi khỏi ống kính, cảm biến và bộ lọc của bạn. Tôi đã ring cho mình 2 chiếc, một chiếc luôn mang theo cùng ba lô đựng máy và một chiếc để nhà.

Ngoài ra, mua thêm dung dịch vệ sinh ống kính nữa. Sau mỗi chuyến chụp, quay hãy vệ sinh bề mặt ống kính để tránh cáu bẩn lâu ngày. Có nhiều loại các bạn có thể lựa chọn.

Dung dịch vệ sinh ống kính

4. Ba lô, túi đựng máy ảnh

Hãy cứ mua ngay trước cho mình một cái túi đựng máy ảnh đơn giản nhất là loại chứa được 1 thân máy và 2 đến 3 ngăn nữa để đựng ống kính và phụ kiện.

Túi đựng máy ảnh kèm 2 - 3 lens

Loại đơn giản hơn nữa đựng được một thân máy lắp sẵn lens để tiện lấy ra là chụp luôn.

Túi đơn giản đựng máy ảnh lắp sẵn lens

Nếu nhu cầu bạn nhiều hơn, bạn không còn là newbie nữa thì sắm cho mình một chiếc ba lô. Ba lô có thể chứa được nhiều dụng cụ, đồ nghề quay, chụp hơn. Có loại còn bố trí ngăn chuyên dụng để máy tính xách tay hoặc máy tính bảng 13 inch, ngoài ra, còn ngăn đựng đồ dùng khác như áo khoác nhẹ, áo mưa, ô, áo bọc ba lô. Có loại ba lô cho phép treo được cái chân máy / tripod loại vừa hoặc nhỏ dọc bên hông.

Tất cả là tùy nhu của bạn, tha hồ mà lựa chọn cho phù hợp nhưng đừng tham quá nhé.

5. Trippod / Chân máy ảnh

Chân máy ảnh là một trong những thiết bị không thể thiếu mà bạn cần trang bị, cho dù bạn là người mới bắt đầu quay phim, chụp ảnh hay nhà làm phim chuyên nghiệp đều nên sắm cho mình chân máy ảnh. Nếu là người không chuyên, chỉ dùng máy ảnh chụp du lịch, gia đình, bạn bè thì chỉ cần loại chân máy ảnh gọn, nhẹ dễ mang vác. Lưu ý là chân máy cho chụp ảnh và quay phim khác nhau đó nhé.

Chân máy ảnh - Tripod

Chân máy ảnh có giá đỡ nhẹ với ba chân. Chúng thường được làm từ kim loại như nhôm hoặc sợi carbon, và có thể điều chỉnh độ cao.

6. Phụ kiện máy ảnh phải có và cần nhiều hơn một – Thẻ nhớ / Memory card

Sony A7 III hoặc IV đã hỗ trợ đến loại thẻ nhớ SD UHS-II với tốc độ 300MB/s hoặc loại cao cấp hơn CFexpress Type-A tốc độ lý thuyết lên tới 800mb/s nhưng ở thời điểm hiện tại khi tôi viết bài này thì giá nó khá là đắt cho với loại thấp hơn, tốc độ 200mb/s và với nhu cầu chụp ảnh hay quay phim làm nghề cũng thoải mái rồi.

  • SDXC SanDisk Extreme Pro UHS-II U3 64GB (tốc độ đọc: 300 MB/s, ghi: 260 MB/s) giá tham khảo 2 triệu đồng.
  • CFexpress Lexar Professional 80GB Type A GOLD Series (tốc độ đọc: 900 MB/s, ghi: 800 MB/s) giá tham khảo hơn 3 triệu đồng.

Và tôi đã lựa mua cho mình 2 thẻ SDXC SanDisk Extreme Pro U3 V30 128GB 200MB/s với gia tham khảo trên 500k đồng. Giá quá tốt phải không bạn!

7. Phụ kiện máy ảnh linh hoạt – Đầu đọc thẻ nhớ

Có một số cách để lấy ảnh từ máy ảnh sang máy tính. Cách phổ biến nhất dùng cáp kết USB nối máy ảnh với máy tính. Máy ảnh đời mới hiện nay cũng hỗ trợ kết nối không dây (Wifi) cho phép chuyển ảnh sang máy tính sử dụng phần mềm của hãng. Một số máy tính có tích hợp đầu đọc thẻ SD thì chỉ việc cắm thẻ vào là xong.

Đầu đọc thẻ nhớ

Phương pháp linh hoạt nhất là sử dụng đầu đọc thẻ nhớ vì nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống hơn và cũng đỡ lích kích hơn phương pháp trên. Ví dụ: khi máy ảnh của bạn hết pin hoặc máy tính bạn muốn chuyển ảnh sang không có đầu đọc thẻ tích hợp hoặc khi sử dụng WiFi không phải là một tùy chọn.

8- Pin dự phòng

Dòng máy Sony A7 III và IV sử dụng loại pin NP-FZ100 mới giúp tăng gấp đôi thời lượng pin so với pin NP-FW50 nhỏ hơn có trong A7 I hay II. Tuy nhiên, nếu bạn quay chụp cả ngày thì có thể bạn sẽ hết ít nhất một cục pin. Cá nhân tôi chưa bao giờ sử dụng quá hai viên pin NP-FZ100 trong một ngày, trừ trường hợp bạn làm nghề nhé thì cần nhiều hơn cả pin và sạc chạy song song.

Pin Sony NP-FZ100

Pin loại chính hãng bao giờ giá cả cũng cao hơn loại hàng ngoài rất nhiều, và việc sử dụng hàng ngoài cũng rất nhiều người lựa chọn. Hiện tôi đang thấy thịnh hành pin của các hãng RAVpower, Kingma (mà trước đây là Wasabi).

Cả 2 hãng đều có tiếng, RAVpower có vẻ thương hiệu lâu đời hơn. Mình đã mua thêm bộ 2 pin và sạc đôi.

Đây là 2 loại thịnh hành, dễ mua ở thời điểm hiện tại mà tôi viết bài này để các bạn tham khảo.

9. Phụ kiện máy ảnh không thể thiếu nữa là Hộp chống ẩm / Tủ chống ẩm

Hộp chống ẩm hay tủ chống ẩm là loại phụ kiện máy ảnh rất phổ biến trên thị trường hiện nay, với công dụng là bảo quản đồ đạc khỏi sự tác động ẩm mốc, đặc biệt là bảo quản máy ảnh. Tùy nhu cầu mỗi người mà dùng hộp hay tủ nhưng phải có. Đừng để đến khi hối tiếc cũng không sửa được khi nấm mốc đã tấn công vào lens, sensor… các kết cấu trong thiết bị mà không vệ sinh được.

Mốc trên ống kính máy ảnh

Đơn giản nhất thì cũng nên dùng hộp chống ẩm có thể tự tạo hoặc mua sẵn. Tự tạo bằng cách dùng loại hộp bảo quản thực phẩm có nắp đậy kín mà không khí không thể lọt vào được kèm với gói hạt hút ẩm đặt vào trong, thế là đủ bảo quản chiếc máy của mình rồi. Nếu không thì mua sẵn các hiệu ảnh, shopee cũng hay bán.

Hộp chống ẩm cho máy ảnh

Tủ chống ẩm dành cho bạn nào có nhiều thiết bị: nhiều máy, lens, thiết bị điện tử, phụ kiện. Tủ chống ẩm là tủ kín, sử dụng máy để hút ẩm, hút ẩm nhanh giúp làm khô an toàn cho các loại thiết bị. Tủ chống ẩm có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để bảo quản phim ảnh từ 30% – 40% và 20 – 25°C.

Tủ chống ẩm cho máy ảnh 60L

Hy vọng rằng phần tổng quan về một số phụ kiện máy ảnh có sẵn này sẽ giúp bạn ưu tiên mua phụ kiện chụp ảnh của mình.

Tóm lại, các phụ kiện máy ảnh trên giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp hơn mà cũng không quá tốn kém. Một chiếc túi và dây đeo máy ảnh sẽ giúp bảo vệ thiết bị quý giá của bạn. Pin và thẻ nhớ bổ sung sẽ giúp bạn chụp liên tục. Với những điều này được giải quyết, bạn thực sự có thể tập trung vào điều quan trọng nhất – chụp những bức ảnh tuyệt vời!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *